Blog Post

Lịch sử cà phê tại Melbourne

Cimbali Vietnam • thg 12 07, 2017

Lịch sử cà phê tại Melbourne là một hành trình đầy thú vị, bắt đầu khi những đoàn tàu First Fleet buôn hàng đến Australia từ cách đây hơn 3 thế kỷ:

1787 như thường lệ đoàn tàu First Fleet dừng chân tại Rio de Janeiro để nhận tải hàng hóa. Lần này ngoài chuối, hạt cocoa và một số mặt hàng nông sản khác, First Fleet lần đầu tiên vận chuyển cà phê thô tới Australia.

1832 lần đầu tiên cà phê được trồng tại Australia dọc theo khu vực bờ sông vùng Kangaroo Point, Brisbane.

1837 phong trào Temperance Movement ra đời – các quán cà phê ‘coffee house’ được mệnh danh là ‘Palaces’ được xây dựng tại Australia và vô cùng đông khách, thậm chí còn hơn cả lượng khách đến bất kỳ nhà hàng hay khách sạn nào, một điều chưa từng xảy ra trong quá khứ.

Cuối 1880 ngành công nghiệp cà phê phát triển rầm rộ và lan mạnh ra một vùng rộng lớn dọc theo miền đông của Australia từ bang New South Wales cho đến cận bắc Queensland. Cà phê trồng tại đây lúc bấy giờ ngon đến mức thắng được rất nhiều giải thưởng tại chính quê hương của cà phê, Paris và Rome, thậm chí còn xuất khẩu cà phê hạt ngược lại Châu Âu.

Tuy nhiên, cuối những năm 90 của thế kỷ 18, suy thoái kinh tế, giá vận chuyển và tiền nhân công tăng vọt đã ảnh hưởng nghiêm trọng làm sản lượng cà phê của Australia xuống dốc không phanh.

Trở lại với Melbourne, dù cà phê đã có mặt tại thành phố này từ năm 1850 và đặc biệt là những chiếc máy pha cà phê bằng hơi nước của Italia được đưa vào sử dụng sau 1901, nhưng thời điểm này chưa hề có quán cà phê nào thực thụ mà chủ yếu chỉ dưới dạng những kios ven đường bán cà phê kèm thức ăn vặt rẻ tiền. Phải đến năm 1930, quán cà phê sang trọng đầu tiên mang phong cách Châu Âu mới xuất hiện.

Khi thế chiến thứ 2 xảy ra, hàng triệu lính Mỹ đến đóng quân tại Australia, trong đó có Melbourne. Trong khoảng thời gian này lính Mỹ uống rất nhiều cà phê, gần bằng tổng số cà phê tiêu thụ tại nội địa. Do đó cà phê tại đây chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ văn hóa Mỹ, và ly cà phê đen 'Americano' cũng vì thế mà ra đời.

1947 hãng công nghệ máy tại Italia, Gaggia, cải tiến chiếc máy pha cà phê của Luigi Bezera bằng cách sử dụng công nghệ đòn bẩy. Sự kết hợp giữa piston lò xo với áp suất hơi giúp cà phê được chiết xuất một cách tối ưu

nhất, và lần đầu tiên sau lịch sử hàng trăm năm, một lớp kem mịn màu vàng nâu xuất hiện trên bề mặt của ly cà phê – gọi là ‘ crema ’. Đây chính là cột mốc quan trọng nhất cho sự ra đời của ‘ESPRESSO’ .

Sau thế chiến thứ 2, Melbourne chứng kiến làn sóng nhập cư ồ ạt từ Châu Âu mà đặc biệt từ Italia vào vùng đất này mang theo hành trang của họ không chỉ những nét văn hóa đa dạng, mà còn cả cách thức pha chế cà phê mới. Sau thập niên 50 những kios cà phê nhỏ lẻ trong trung tâm thành phố biến thành những quán ‘ coffee lounge ’ sang trọng, truyền tải đi những nét văn hóa tinh tế và tình yêu dành cho cà phê ra vùng ngoại đô của Melbourne.

1954 Henry Bancroft nhập chiếc máy Gaggia Espresso đầu tiên về Melbourne và đặt nó tại Il Capucino trên phố St Kilda. Hàng nghìn người dân Melbourne đã chen lấn để được chiêm ngưỡng và tận hưởng trải nghiệm mới về cà phê. Tuy nhiên đám đông quá hỗn loạn đến nỗi cảnh sát đã phải can thiệp để ổn định tình hình.

Cuối 1954, Gino Di Santo nhìn thấy nhu cầu cà phê cực kỳ lớn của người dân Melbourne, ngay lập tức ông bay qua Italia để ký hợp đồng thành nhà phân phối chính thức máy cà phê của La Cimbali và lắp đặt chiếc La Cimbali đầu tiên tại Lexington Café trên con phố Exhibition đông đúc.

Từ cuối 1950 đến đầu 1960, ‘ espresso bars ’ mọc lên như nấm và được mệnh danh là ‘hot beds of vice ’ – nghĩa là khách hàng phải chen chúc nhau mới mua được một ly cà phê. Do vậy, cà phê còn được phát triển mạnh trong ngành ăn uống cộng đồng để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Bắt đầu từ 1980, Melbourne định hướng kinh doanh tiềm năng vào đối tượng trẻ. Những quán cà phê dần không còn ồn ào, huyên náo như trước mà có hồn và lãng mạn hơn. Không gian thoáng mát, cách bày trí nghệ thuật, âm nhạc du dương còn cà phê thì thơm nức đã biến những năm 80 thành trải nghiệm cà phê tuyệt vời nhất trong đời của người yêu cà phê Melbourne.

2009, thị trưởng Melbourne, Robert Doyle, tạo nên một cơn chấn động dư luận khi phát biểu rằng người dân Melbourne quá cuồng cà phê - ‘Cà phê đơn thuần chỉ là cà phê, không phải sống hay chết’ – Tuy nhiên, lời nói đó của Doyle không có tác dụng gì ngoài việc giúp cho người dân Melbourne nhận ra rằng cà phê thực sự là một phần không thể thiếu trong cuộc đời họ, và nó cũng quan trọng như sống hay chết vậy.

2014, Melbourne một lần nữa được bầu chọn là thành phố đáng sống nhất và là nơi có những tách cà phê ngon nhất thế giới. Hàng trăm loại cà phê thượng hạng cùng phương thức rang phức tạp, được chiết xuất tỉ mỉ bởi những Barista đẳng cấp đã làm cho những kẻ nghiện cà phê ngây ngất khi đến với thành phố này. Bên cạnh đó, Barista tại Melbourne cũng rất giỏi trong việc truyền cá tính và niềm đam mê của mình cho thực khách. Chính vì thế khi đến với Melbourne, mỗi quán cà phê sẽ mang đến cho người uống trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Share by: